Chú thích Nguyễn_Háo_Vĩnh

  1. Về sau, khi Trần Chánh Chiếu, người đứng đầu hội Minh Tân bị nhà cầm quyền thực dân Pháp cầm tù, thì ông Văn cũng bị họ cho bãi chức thư ký hạng nhất vào ngày 19 tháng 4 năm 1909 vì có liên can. Ba ngày sau, Tri phủ Nguyễn Công Luận ở Sa Đéc, Tri phủ Huỳnh Công Bền ở Cai Lậy, Tri huyện Phạm Văn Bảy ở chợ Mỹ Tho cũng đều bị sa thải vì tội danh này (Sơn Nam, Lịch sử khẩn hoang miền Nam, phần Cuộc tranh đấu của trí thức Cần Thơ, tr. 276- 277).
  2. Nhà in Xưa Nay ở nhà số 62-64 boulevard Bonard, sau đổi thành đại lộ Lê Lợi cho đến nay. Năm 1945, ông Hoàng Minh Chánh (tức Đỗ Ngọc Quang) đã dời máy móc vào chiến khu để in sách báo cho kháng chiến (Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 530).
  3. Tiểu thuyết Hà Hương phong nguyệt của Lê Hoằng Mưu được in thành sách, nhưng bị Nguyễn Háo Vĩnh ở báo Nam Kỳ kinh tế công kích dữ dội, cho nên vừa in xong gần 10.000 bản, chưa kịp phát hành thì bị tịch thu và đốt sách. Theo báo Trung Bắc Chủ nhật số 53, ra ngày 23 tháng 3 năm 1941.
  4. Theo Nguyễn Q. Thắng, Từ điển văn học (bộ mới), tr. 1141.
  5. Chép theo Từ điển văn học (bộ mới, tr. 1141-1142.
  6. Sơn Nam, Lịch sử khẩn hoang miền Nam, phần Cuộc tranh đấu của trí thức Cần Thơ, tr. 278.
  7. Nguyễn Q. Thắng, Từ điển văn học (tr. 1142).